Header Ads

Có nên đầu tư vào Quỹ Bitcoin ETF ?


Bitcoin đã đạt kỷ lục trên $1,200 vào tuần trước, đó là kết quả suy đoán về khả năng ra mắt Quỹ Bitcoin ETF đầu tiên của Mỹ. Nhưng vẫn còn khá nhiều vấn đề mập mờ xung quanh việc quản lý hình thức đầu tư này trong năm 2017.

Xét cho cùng thì đa số những người ủng hộ Bitcoin cho rằng đó là một nơi trú ẩn an toàn giống như vàng. Theo phân tích gần đây của CNBC, loại tiền tệ kỹ thuật số này đã tăng trưởng tốt hơn hầu hết các loại tiền tệ khác kể từ năm 2010, nhưng trừ năm 2014.

Trong giai đoạn các Ngân hàng Trung ương tại châu Âu và Nhật Bản tiếp tục duy trì mức lãi suất âm và những cáo buộc chính quyền Donald Trump thao túng tiền tệ, điều đó có thể lý giải tại sao Bitcoin lại có một sức hút lớn như vậy.

Nhưng đáng chú ý chính là tỷ giá BTCUSD còn nhiều bất ổn và quá khứ tồi tệ trong năm 2014 được đánh dấu bằng thiệt hại khoảng 70% giá trị - từ $950 xuống còn dưới $300 vào cuối năm đó. Khái niệm về tiền tệ kỹ thuật số đã ra đời một thập kỷ trước và trở thành mục tiêu lừa đảo phổ biến nhất trên Internet - từ hình thức lừa đảo các nhà đầu tư ở mức độ thấp cho đến việc đánh cắp 65 triệu USD từ sàn giao dịch Bitcoin Hongkong, Bitfinex.

Vậy tương lai của Bitcoin sẽ như thế nào ? Liệu việc ra mắt Quỹ Bitcoin ETF có giúp hợp pháp hoá loại tiền tệ kỹ thuật số này và tạo thêm sự lựa chọn cho các nhà đầu tư muốn đa dạng hoá danh mục tài sản thay thế ? Hay Bitcoin sẽ tiếp tục chuỗi ngày tháng thăng trầm cùng với những người chiến thắng ngay khi giá cả biến động mạnh và các hoạt động phi pháp đang ảnh hưởng đến danh tiếng của nó ?

Đây sẽ là một số ưu điểm và nhược điểm khi đầu tư vào rổ ETF này:

Ưu điểm:

Sức mạnh dài hạn: Bitcoin có giá trị vốn hoá thị trường trên 20 tỷ USD - cao hơn 60% lượng vốn hoá của đồng tiền này trong giai đoạn đỉnh điểm năm 2013. Và sự tăng trưởng giá trị lần này không đến từ những biến động nghiêm trọng. Tất nhiên đồng tiền này đã gây được ấn tượng vì đã từ $15 vào đầu năm 2013 và nhảy lên $1,200 cho đến hiện nay.

Hài hoà cùng những quy định: Mặc dù người sử dụng Bitcoin được cho là khá tự do hay thậm chí không bị chính phủ kiểm soát, nhưng một số nhà đầu tư tỏ ra khá thoải mái khi phải tuân thủ các quy tắc của Washington hay Wall Street. Chẳng hạn như đội ngũ phát triển Bitcoin đã nói với các nhà hoạch định chính sách vào năm 2013 rằng tổ chức này mong muốn tạo ra một môi trường lành mạnh, cởi mở và minh bạch. Bên ngoài nước Mỹ, những người ủng hộ tại Úc hay Ấn Độ đang điều chỉnh các quy tắc chung cho loại tiền tệ kỹ thuật số này. Điều này sẽ tốt hơn cho tương lai của Bitcoin như một tài sản thay thế hợp pháp.

Bitcoin không phải là vấn đề - tất cả nằm ở bộ máy hành chính: Có một nguy cơ chính là SEC sẽ tiếp tục trì hoãn Quỹ Bitcoin ETF. Nhưng đó chỉ là suy đoán, không phải tương lai của Bitcoin. Giống như hầu hết các loại công nghệ, điều đơn giản chính là chờ đợi mọi người bắt kịp xu hướng. Việc chớp lấy thời cơ trong giai đoạn đầu sẽ đem lại nhiều lợi nhuận đối với những nhà đầu tư liều lĩnh và mọi thứ sẽ dần cải thiện khi thị trường trở nên bão hòa.
Nhược điểm:

Biến động mạnh: Bitcoin không phải là loại tài sản bị biến động duy nhất, vẫn có rất nhiều loại khác biến động mạnh hơn. Điều đó vô tình khiến một số người trở nên giàu có, hoặc phá sản. Nhưng trong danh mục đầu tư truyền thống không hề có vị trí cho Bitcoin, hay các hình thức đầu tư đầy rủi ro khác.

Hacker và scandal: Những tai tiếng về sự kiện Silk Road năm 2015 hay vụ hack Bitfinex năm 2016 chính là ví dụ rõ nhất về những rủi ro khi đầu tư vào một loại tài sản không hữu hình. Những sự kiện như vậy đã ảnh hưởng vào tâm lý các nhà đầu tư đối với Bitcoin và xu hướng ủng hộ của Cryptocurrency. Các phương tiện truyền thông sẽ tiếp tục đưa tin về Bitcoin là loại tiền tệ được giới tội phạm ưa dùng, điều đó sẽ ảnh hưởng vào thương hiệu của Bitcoin nếu những sự cố này còn xảy ra trong tương lai.

Khả năng tiếp cận của người dùng: Theo báo cáo 2016 của nhóm cơ quan quản lý bao gồm Bộ Ngân khố, SEC và Cục Dự trữ Liên bang đã cảnh báo về những rủi ro khi sử dụng Bitcoin. Tất cả những nguy cơ tiềm ẩn đều xoáy mạnh vào tốc độ xử lý và khối lượng giao dịch của Bitcoin.

Vẫn còn rất nhiều vấn đề chính khác cần được đưa ra bàn luận, thách thức hiện tại của Bitcoin chỉ đơn giản là tích hợp nó vào hệ thống tài chính. Điều đó không có nghĩa là hiện tại Bitcoin không đủ sức mạnh, điều cần thiết nhất chính là cảnh báo các nhà đầu tư về rủi ro ngay cả khi nó đang trở thành một danh mục trong rổ ETF.

Được tạo bởi Blogger.